THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2024 NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

13 tháng 3, 2024
Trong những năm qua, Trường Đại học Lâm nghiệp là một trong những trường hàng đầu đào tạo đại học ngành công nghệ sinh học. Nhiều sinh viên ra trường đã và đang thành đạt, chiếm giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu, đào tạo hoặc tự khởi nghiệp thành công thông qua thành lập và xây dựng các loại hình doanh nghiệp.

Năm 2024, Trường Đại học Lâm nghiệp tiếp tục tuyển sinh đại học hệ chính quy ngành đào tạo công nghệ sinh học với 60 chỉ tiêu ở cả 4 phương thức xét tuyển với 4 tổ hợp môn xét tuyển bao gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn), B00 (Toán, Sinh, Hóa), B08 (Toán, Sinh, Anh).

                     

                                                         Cổng chính - Trường Đại học Lâm nghiệp

 

1. Mục tiêu đào tạo Cử nhân/Kỹ sư CNSH

  •             Có được việc làm đúng chuyên môn tại cơ quan công lập, doanh nghiệp và tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ sinh học;
  •             Sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát hiện và giải quyết vấn đề mới; quản lý và điều hành được hoạt động sản xuất;
  •              Có khả năng học tập nâng cao trình độ; Phát triển sự nghiệp để trở thành chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo; quản lý chương trình và hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
  •          Trở thành công dân có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, yêu ngành, yêu nghề, năng động và sáng tạo.

2. Chương trình đào tạo

  •          Chương trình: Cử nhân Công nghệ sinh học (Bachelor of Biotechnology)
  •          Loại hình đào tạo: Chính qui.
  •          Thời gian đào tạo: 4,0 năm.
  •          Chương trình đào tạo linh hoạt, tăng cường thời gian thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng cho người học; Đào tạo gắn với thực tiễn sản xuất, đời sống xã hội. Với 4 lĩnh vực chuyên môn sâu để sinh viên lựa chọn học tập và định hướng việc làm:
  • Công nghệ sinh học Nông nghiệp
  • Công nghệ sinh học Y dược
  • Công nghệ sinh học Thực phẩm
  • Công nghệ sinh học Môi trường

3. Nhu cầu lao động của ngành đào tạo

Thế kỷ 21 là thế kỷ của Công nghệ sinh học, ứng dụng Công nghệ sinh học để sản xuất vắc xin, thuốc chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh; chọn tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; các loại thực phẩm thế hệ mới; các loại chế phẩm cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường. Hiện nay, có hàng nghìn doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực CNSH nên nhu cầu lao động cho ngành CNSH rất cao. Hầu hết sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành với mức thu nhập khá cao (từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng).

            Ngày 30 tháng 1 năm 2023 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 thể hiện quan điểm định hướng và ưu tiên phát triển CNSH như một ngành công nghiệp quan trọng. Trước tình hình đó, trong tương lai nhu cầu về lao động đã qua đào tạo ngành công nghệ sinh học ngày càng cao ở cả trong nước và quốc tế. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm gần đây, các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học luôn coi việc tìm kiếm nguồn lao động đã qua đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài và cấp bách. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã chọn con đường đồng hành cùng với Trường Đại học Lâm nghiệp để hỗ trợ sinh viên thông qua các cam kết đặt hàng và các chương trình học bổng để có thể có thông tin và tuyển được ngay lao động khi sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo.

 4. Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp ngành CNSH

             Lĩnh vực kinh doanh: các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghệ cao, công ty tư vấn, công ty thương mại, các cơ quan quản lý chất lượng, kiểm định tại các đơn vị sản xuất có liên quan đến lĩnh vực CNSH;

             Lĩnh vực Y - Dược: các bệnh viện, trung tâm phân tích, xét nghiệm hóa sinh, tế bào, phân tử, chẩn đoán, hỗ trợ sinh sản, v.v. có sử dụng các kỹ thuật CNSH;

             Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp: chọn giống, trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thuỷ sản, bảo quản chế biến nông sản và thực phẩm, môi trường, hóa sinh, phân tích và kiểm định sinh vật;

             Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu khoa học: các trường đại học, cao đẳng, Trung cấp giảng dạy ngành CNSH; các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

             Làm việc tại các cơ quan quản lý như các sở khoa học, sở nông nghiệp các tỉnh, v.v.

             Cử nhân/Kỹ sư Công nghệ sinh học có thể tự khởi nghiệp, tạo lập doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

5. Các điểm mạnh về đào tạo Ngành CNSH tại Trường Đại học Lâm nghiệp

            Đào tạo liên kết với các doanh nghiệp, gắn kết chặt với thực tiễn sản xuất, kinh doanh; trong quá trình học tập sinh viên được làm việc tại các doanh nghiệp, giúp sinh viên nâng cao tay nghề và có kiến thức thực tiễn cao, đặc biệt các doanh nghiệp hỗ trợ một phần kinh phí học tập cho sinh viên và tuyển dụng làm việc sau khi tốt nghiệp.

            Sinh viên vừa đi học vừa tham gia nghiên cứu khoa học, trải nghiệm các mô hình sản xuất các sản phẩm thương mại cùng với các giảng viên tại Trường, các Công ty liên kết đào tạo với Nhà trường ở cả trong nước và quốc tế. Đối với các học kỳ doanh nghiệp tại nước ngoài, tùy từng chương trình phối hợp, sinh viên được đào tạo bổ sung năng lực ngoại ngữ, miễn phí chi phí đi lại và ăn ở và được chi trả tiền công ở mức từ 6.000 - 10.000 USD trong suốt học kỳ doanh nghiệp ở nhiều quốc gia thuộc Châu Á và Châu Âu.

                        

   Thủ Tường Chính Phủ Phạm Minh Chính thăm gian hàng trưng bày sản phẩm nghiên cứu khoa học của tập thể giảng                                   viên/sinh viên ngành Công nghệ sinh học - Đại học Lâm nghiệp

                         

                                        Sinh viên công nghệ sinh học với giải nhất dự án khởi nghiệp UNITECH

 

6. Cơ hội du học

            Có rất nhiều cơ hội đi du học, nhận học bổng toàn phần cho sinh viên tốt nghiệp ngành CNSH đi học tập sau đại học ở nước ngoài

.                                       

                                       

 Sinh viên ngành công nghệ sinh học nhận học bổng du học tại Đại học British Collumbia Canada và giao lưu tại                                  diễn đàn nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam Canada!

 

7. Học phí

Trường Đại học Lâm nghiệp thuộc trường Công lập, hàng năm Nhà trường thực hiện thu học phí theo quy định của Nhà nước, mức thu học như sau:

Chương trình đào tạo toàn khóa học: từ 120 - 130 tín chỉ (tùy theo ngành học)

          Mức học phí: 276.000đồng/tín chỉ (tương đương mức học phí 9.000.000 đồng/năm học - 750.000 đồng/tháng). Học phí toàn khóa học (4 năm): từ 33- 36 triệu đồng/khóa.

8. Học bổng (HB)

            Hàng năm Nhà trường trích khoảng 7 tỷ đồng học bổng khuyến khích học tập dành cho sinh viên có thành tích cao trong học tập và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vươn lên trong học tập.

8.1. HB khuyến khích học tập

- Đối tượng: SV chính qui, cử tuyển; Cấp HB trên cơ sở kết quả HT, RL của SV.

- Loại HBKKHT: Khá, Giỏi và XS. HBKKHT: cấp 2 kỳ/năm. 2,8-3,6 triệu/kỳ

8.2. HB chính sách

- Đối tượng: SV cử tuyển. Nhà trường xác nhận (theo mẫu qui định), SV hưởng HB tại địa phương.

- Mức HB: =80% lương tối thiểu; hưởng 12 tháng/năm. (Tương đương 17,28 triệu đồng/năm học)

8.3. HB tài trợ

- HB khuyến học của Nhà trường, của viện được xét và trao cho SV nghèo vượt khó, tích cực vươn lên trong học tập;

- HB của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho SV: FUYO, Kova, Nano, Nguyễn Trường Tộ, Shinnyo-en (Nhật Bản), Hiệp hội DN Hàn Quốc, Viettel, mobifone, VietinBank, MB Bank, Bảo Việt, Hội CCB Hà Nội, Công ty thời trang NEM, cựu SV Lào VICHIT SUVAN NALAT (K27), cựu SV các khóa...                                    

       

                              

                          Lễ ký kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu và trao tặng quỹ học bổng cùng doanh nghiệp

                                                               ngành công nghệ sinh học

9Trợ cấp xã hội

- Đối tượng: SV chính qui thuộc các diện sau:

+ SV là người dân tộc ít người ở vùng cao;

+ SV là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa;

+ SV là người tàn tật (những người gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật);

+ SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập (gia đình thuộc diện xoá đói giảm nghèo.

- Mức hưởng: 100k/tháng; SV là người dân tộc ít người, vùng cao: 140k/tháng; hưởng 12 tháng/năm.

10. Hỗ trợ chi phí học tập

- Đối tượng: Con em DT thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

- Mức hỗ trợ: 60% lương cơ sở; hưởng 10 tháng/năm (tương đương với 10.800.000 đồng/năm).

11. Miễn và giảm học phí

- Đối tượng miễn: như SV diện chính sách ưu đãi, DT thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, DT thiểu số rất ít người có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn

- Đối tượng giảm 70%: Dân tộc thiểu số có ĐK KT-XH ĐBKK.

            - Đối tượng giảm 50%: con CBCNVC mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh NN được hưởng trợ cấp thường xuyên.

12. Cam kết việc làm

            100% sinh viên tốt nghiệp ngành CNSH tại Trường Đại học Lâm nghiệp được giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo (Có hợp đồng cam kết giữa Nhà trường với Viện và doanh nghiệp ngay khi sinh viên bắt đầu nhập học).

13. Chỗ ở

            Trường Đại học Lâm nghiệp trang bị chỗ ở ký túc xá cho 100% sinh viên học tập tại trường với điều kiện phòng ở khép kín, an toàn, sạch sẽ và hiện đại (hiện đại (trang bị wifi, bình nóng lạnh và điều hòa nhiệt độ).

            Giá phòng ở:   - Phòng tiêu chuẩn: 320.000 đồng/SV/tháng

                                    - Phòng tiện nghi: 370.000 đồng/SV/tháng

                                    - Phòng cao cấp: 550.000 đồng/SV/tháng

                         

                                                  Toàn cảnh ký túc xá sinh viên - Đại học Lâm nghiệp

                          

                                                           Hồ sinh thái Trường Đại học Lâm nghiệp

                          

                           

  Khu liên hợp thể thao - Trường Đại học Lâm nghiệp   

                         

Rừng thực nghiệm (200ha) - Trường Đại học Lâm nghiệp

                        

Hồ sen và thủy đình - Trường Đại học Lâm nghiệp

  

Thiết bị bên trong ký túc xá

  

Hành lang ký túc xá

Bên trong ký túc xá sinh viên

 

14. Môi trường học tập

            Sinh viên ngành công nghệ sinh học theo học tại trường được học tập trong môi trường rộng rãi, gần với thiên nhiên, năng động và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa do Viện và Nhà trường cũng như các câu lạc bộ và hội sinh viên, đoàn thanh niên tổ chức.

Toàn cảnh Trường Đại học Lâm nghiệp

Sinh viên ngành công nghệ sinh học tự tin tham gia talk show cùng doanh nghiệp tuyển dụng

Sinh viên ngành công nghệ sinh học tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên và đạt giải

Sinh viên ngành công nghệ sinh học tại ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia

 

15. Cơ sở vật chất

            Cùng với hệ thống phòng học được trang bị rất tiện nghi cũng như hệ thống thư viện số với đầy đủ các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo ở hầu hết mọi lĩnh vực của Trường Đại học Lâm nghiệp, sinh viên ngành công nghệ sinh học còn được học tập và sử dụng các phòng thí nghiệm với các trang thiết bị máy móc phục vụ nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành đầy đủ và hiện đại.

Sinh viên công nghệ sinh học tại các phòng thí nghiệm, thực hành

Thư viện - Trường Đại học Lâm nghiệp

 

16. Đội ngũ giảng viên

            Đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành công nghệ sinh học là những người có trình độ cao, chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong ngành, được đào tạo bài bản ở các trường danh tiếng trong nước (Đại học Quốc gia, Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm,..) và quốc tế (Hà Lan, Đức, Úc, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…). Hiện nay, đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành công nghệ sinh học tại Trường Đại học Lâm nghiệp lên tới 25 cán bộ. Trong đó có 1 Giáo sư, 6 Phó giáo sư, 16 tiến sỹ và 2 thạc sỹ thuộc các lĩnh vực chuyên môn như: công nghệ gen và di truyền phân tử, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, hóa sinh và chọn tạo giống.

Đội ngũ giảng viên ngành Công nghệ sinh học

 

19. Các phương thức xét tuyển

1. Phương thức 1 (mã 100) Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.

2. Phương thức 2 (mã 200) Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ).

+ Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT: Xét kết quả học tập năm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển.

+ Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024: Xét kết quả học tập (điểm TBC học tập) năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp12.

3. Phương thức 3 (mã 301, 303) - Xét tuyển thẳng (theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT); Xét tuyển theo đơn đặt hàng của Bộ ngành và UBND các tỉnh.

4. Phương thức 4 (mã 402) - Xét kết quả thi đánh giá năng lực của các Trường Đại học Quốc gia, Đại học Bách khoa…..

20. Thời gian xét tuyển

- Đợt 1: Xét tuyển sớm từ tháng 2/2024 - 7/2024

            - Đợt 2: Xét tuyển theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau khi có kết quả thi THPT Quốc gia): dự kiến từ ngày 5/7 - 30/8/2024

            - Đợt 3: Xét tuyển bổ sung: Dự kiến từ  ngày 01/9 - 30/10/2024

21. Đăng ký xét tuyển trực tiếp hoặc online

            Link đăng ký xét tuyển trực tuyến: https://forms.gle/korKpNqoBwAGxu7z6

Mã QR code đăng ký trực tuyến

Địa chỉ nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp: Phòng Đào tạo -  Trường Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội.

22. Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp

            - Điện thoại Viện CNSHLN: 033 843 5503

            - Facebook: https://www.facebook.com/CFBvnuf

            - Website: https://cnsh.vnuf.edu.vn/

            - Email: viencnsh@vnuf.edu.vn

 


Chia sẻ