BỘ MÔN CÔNG NGHỆ GEN VÀ DI TRUYỀN PHÂN TỬ (Dept. of molecular genetics and gene technology)

10 tháng 10, 2016

 

Bộ môn Công nghệ gen và Di truyền phân tử

THÔNG TIN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

TS. HÀ BÍCH HỒNG, 1983

Chức vụ: Trưởng Bộ môn

Chức danh: Giảng viên

Chuyên môn: Di truyền học, Công nghệ gen

Email: honghb@vnuf.edu.vn

Đại học: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001-2005

Thạc sĩ: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006-2008

Tiến sĩ: ĐH kỹ thuật Dresden – CHLB Đức, 2014-2018

TS. LÊ THỌ SƠN, 1977

Chức danh: Giảng viên

Chuyên môn: Cơ chế phân tử của sự sống

Email: sonlt@vnuf.edu.vn

Đại học: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, 1996-2000

Thạc sĩ: Viện KH&CN Gwanju, Hàn Quốc, 2004-2006

Tiến sĩ: Đại học Hanyang, Hàn Quốc, 2007-2011

TS. BÙI THỊ MAI HƯƠNG, 1981

Chức danh: Giảng viên

Chuyên môn: Di truyền phân tử, Sinh học phân tử

Email: huongbtm@vnuf.edu.vn

Đại học: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, 1999-2003

Thạc sĩ: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội

Tiến sĩ: Trường Đại học Halle, CHLB Đức, 2012-2016

TS. NGÔ VĂN THANH, 1982

Chức danh: Giảng viên

Chuyên môn: nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Úc về Công nghệ thực phẩm

Email: thanhnv@vnuf.edu.vn

Đại học: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, 2000-2004

Thạc sĩ: Trung Quốc

Tiến sĩ: Úc, 2017-2022

Sau tiến sĩ: Úc, 2022 đến nay

PGS. TS. BÙI VĂN THẮNG, 1979

Chức vụ: Viện trưởng

Chức danh: GVCC (kiêm giảng)

Chuyên môn: Sinh học phân tử, Công nghệ tế bào thực vật

Email: thangbv@vnuf.edu.vn

Đại học: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội

Thạc sĩ: Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật

Tiến sĩ: Viện CNSH – Viện hàn lâm KHVN

PSG. TS. HÀ VĂN HUÂN, 1979

Chức vụ: Trưởng phòng Đào tạo

Chức danh: GVCC (kiêm giảng)

Chuyên môn: Công nghệ gen, Sinh học phân tử, Tin sinh

Email: huanhv@vnuf.edu.vn

Đại học: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội

Thạc sĩ: Trung Quốc

Tiến sĩ: ĐH CN Thượng Hải, Trung Quốc

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Bộ môn Công nghệ gen và Di truyền phân tử là đơn vị chuyên môn trực thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp có chức năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác trong lĩnh vực sinh học phân tử, công nghệ gen nói riêng và Công nghệ sinh học nói chung.

 

GIẢNG DẠY VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

Giảng dạy:

          - Hệ đại học: Di truyền học; Di truyền động vật; Kỹ thuật di truyền; Thực hành Kỹ thuật di truyền; Sinh học phân tử; Chẩn đoán bệnh phân tử; Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông lâm nghiệp; Công nghệ Omics; Tin sinh học; Tiếng Anh chuyên ngành CNSH.

          - Hệ sau đại học: Tin sinh học nâng cao, Sinh học phân tử nâng cao, Kỹ thuật di truyền nâng cao, Sự thích ứng của thực vật với môi trường, Phương pháp NCKH.

- Hướng dẫn: sinh viên, học viên sau đại học làm chuyên đề nghiên cứu khoa học, luận văn/khóa luận, luận án tốt nghiệp.

 

Hướng nghiên cứu chính:

          - Nghiên cứu phân lập, biểu hiện các gen mục tiêu có khả năng ứng dụng cao trong nông lâm nghiệp, y-dược, công nghiệp chế biến thực phẩm và bảo vệ môi trường.

          - Nghiên cứu các cơ chế phân tử của sự sống.

          - Xây dựng thư viện gen, bản đồ gen.

          - Xây dựng cơ sở dữ liệu ADN cho các loài sinh vật.

          - Phân tích đa dạng di truyền, quan hệ di truyền, phân loại, giám định sinh vật bằng các kỹ thuật sinh học phân tử.

          - Chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng chỉ thị phân tử, chuyển gen, gây đột biến thực nghiệm.

          - Chẩn đoán bệnh cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

 

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Bộ môn có văn phòng tại 220- nhà A3 – Đại học Lâm nghiệp và 02 phòng thí nghiệm Công nghệ gen với nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo và Nghiên cứu khoa học theo hướng phân tử.

Phòng thí nghiệm Công nghệ gen 1: Toàn bộ máy móc thiết bị được đầu tư mới và đồng bộ, bao gồm: 06 máy PCR, 01 máy li tâm lạnh tốc độ cao, 01 máy li tâm lạnh để bàn, 01 hệ thống chụp ảnh gel, 01 máy quang phổ định lượng, 01 cân phân tích, 01kính hiển vi soi ngược, 01 hệ thống máy cất nước hai lần, hệ thống khử ion nước, tủ lạnh và box trộn PCR, và nhiều dụng cụ khác như máy đo pH cầm tay, đo pH để bàn, spindown, bể ổn nhiệt, block gia nhiệt, hệ thống pipet một kênh và 8 kênh.

Phòng thí nghiệm Công nghệ gen 2: Máy móc thiết bị được trang bị từ năm 2007, bao gồm máy PCR, cân phân tích, máy li tâm lạnh để bàn, tủ lạnh, máy xác định đa bội thể, bộ điện di ngang và điện di đứng, block gia nhiệt, máy trộn mẫu,… Ngoài ra, Bộ môn đã được tài trợ một gói thiết bị từ tổ chức GIZ – CHLB Đức với một số thiết bị như máy PCR, tủ cấy vô trùng, máy li tâm nhanh, máy khuấy từ, bộ pipet một kênh.

 

MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Bộ môn đã thực hiện và tham gia thực hiện 09 đề tài cấp Quốc gia, 02 đề tài cấp bộ, 06 đề tài cấp cơ sở, và hơn 10 đề tài cấp tỉnh hoặc tương đương. Các cán bộ của Bộ môn đã công bố hơn 10 bài báo Quốc tế, hơn 100 bài báo trong nước, và tham dự nhiều hội thảo chuyên ngành. Đã xuất bản được 01 giáo trình, 01 bài giảng, và 01 sách tham khảo. Nhiều nhóm nghiên cứu khoa học sinh viên đã đạt các giải thưởng cấp Trường.

 

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC NGHIÊN CỨU

Trong nước:

Bộ môn hợp tác với nhiều nhà khoa học thuộc các đơn vị nghiên cứu trong cả nước như Viện CNSH – Viện hàn lâm khoa học Việt Nam, Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Duy Tân, Bảo tàng thiên nhiên – Viện hàn lâm khoa học Việt Nam,… Hợp tác với các Sở khoa học công nghệ và các công ty thuộc lĩnh vực sinh học/công nghệ sinh học/lâm nghiệp tại các tỉnh.

Quốc tế:

Bộ môn đã và đang hợp tác với một số nhà khoa học tại Hàn Quốc, Đài Loan, Đức trong nghiên cứu và công bố bài báo khoa học.

 

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỘ MÔN

Trở thành bộ môn nòng cốt của Viện CNSH Lâm nghiệp theo hướng tự chủ, lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cũng như phát triển nông, lâm nghiệp công nghệ cao.

Về nguồn nhân lực

          - Thúc đẩy và tạo điều kiện để các Giảng viên có học vị Tiến sĩ sớm hoàn thiện hồ sơ đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư, và các Giảng viên có học hàm Phó giáo sư hoàn thiện hồ sơ đạt chuẩn chức danh Giáo sư;

          - Tăng thêm kỹ thuật viên có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu về chuyên môn sinh học phân tử.

Về đào tạo

          - Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy đại học và sau đại học gắn với những nghiên cứu thực tiễn và định hướng nghề nghiệp;

          - Tăng cường xuất bản sách và giáo trình phục vụ đào tạo;

          - Tích cực tuyển sinh hệ sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) tham gia vào các đề tài nghiên cứu của Bộ môn.

Về nghiên cứu khoa học

          - Tạo điều kiện để các Giảng viên phát triển các hướng nghiên cứu thế mạnh riêng, đồng thời cũng tăng cường trao đổi và hợp tác giữa các Giảng viên để đề xuất các hướng nghiên cứu mới phù hợp với nhu cầu xã hội;

          - Tập trung vào các hướng nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử để cải thiện giống cây lâm nghiệp như: chọn giống bằng chỉ thị phân tử; tạo cây lâm nghiệp biến đổi gen để xử lý ô nhiễm môi trường; tạo cây lâm nghiệp tam bội và cây lâm nghiệp biến đổi gen tăng năng xuất rừng trồng; giải trình tự gen của các loài cây lâm nghiệp chủ đạo tại Việt Nam phục vụ công tác chọn tạo giống;

          - Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử cho các loài quí hiếm, loài đặc hữu tại Việt Nam phục vụ quản lý và bảo tồn;

          - Phối hợp với các cá nhân, tổ chức trong Trường, trong nước để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao số lượng công trình, bài báo xuất bản;

- Hợp tác với các tổ chức, cơ quan Quốc tế để mở rộng nghiên cứu và tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện nghiên cứu.

 


Chia sẻ