BỘ MÔN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG

13 tháng 3, 2024
Bộ môn Tài nguyên thực vật rừng (tiền thân là Bộ môn Sinh học, thành lập năm 1956) là đơn vị chuyên môn trực thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp có chức năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tư...

BỘ MÔN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG

THÔNG TIN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

ThS. PHÙNG VĂN PHÊ, 1971 

Trưởng bộ môn

Quê quán: Quốc Oai – Hà Nội

Giảng viên: 2017 đến nay

Thạc sĩ: Năm 2004

Chuyên môn: Lâm sinh

Địa chỉ: Quốc Oai – Hà Nội

DĐ: 0335808585

Email: phepv@vnuf.edu.vn

 

 

ThS. CAO THỊ VIỆT NGA, 1994

Quê quán: Khoái Châu – Hưng Yên

Giảng viên: 2019 đến nay

Thạc sĩ: Năm 2019

Chuyên môn: Công nghệ sinh học

Địa chỉ: 42C, Tổ 4, Tân Bình, Xuân Mai, Chương Mỹ,

 Hà Nội

DĐ: 0399262179

Email:ngactv@vnuf.edu.vn;       

         caovietnga.cnsh@gmail.com

 

ThS. HOÀNG THỊ THẮM, 1986

Quê quán: Mỹ Đức – Hà Nội

Giáo viên trung học: 2015-2018

Giảng viên: 2018 đến nay

Thạc sỹ: 2011

Chuyên môn: Lâm sinh/Thực vật học

Địa chỉ: 76, Tổ 4, Tân Bình, Xuân Mai, Chương Mỹ,

Hà Nội

DĐ: 0985.021.269

Email: thamht@vnuf.edu.vn;hoangtham1986@gmail.com

 

ThS. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH, 1984

Quê quán: Tiên Sơn, Bắc Ninh

Thạc sĩ: 2009, làm nhiệm vụ KTV từ 2014 tới nay

Chuyên môn: Lâm sinh

Địa chỉ: 14, Tổ 5, Khu Xuân Mai, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.

DĐ: 0986.549.228

Email: nnhuquynh1112@gmail.com

 

ThS. NGUYỄN THỊ THƠ, 1980 (Kiêm giảng)

Quê quán: Quốc Oai- Hà Nội

Giảng viên: 2004 đến nay

Thạc sĩ: Năm 2006

Chuyên môn: Sinh học - Công nghệ sinh học

Địa chỉ: 48, Tổ 6, Tân Xuân, Xuân Mai, Chương Mỹ,

Hà Nội

DĐ: 0973 954 911

Email: thont@vnuf.edu.vn

 

ThS. NGUYỄN THỊ HẢI HÀ, 1988 (Kiêm giảng)

Quê quán: Gia Lộc - Hải Dương

Giảng viên: 2012 đến 2018

Thạc sĩ: Năm 2016

Chuyên môn: Sinh học - Công nghệ sinh học

Địa chỉ: 120, Tổ 3, Tân Bình, Xuân Mai, Chương Mỹ,

Hà Nội

DĐ: 0904.510.609

Email: haiha.nht@gmail.com

 

 

GS.TS. HOÀNG VĂN SÂM, 1977 (Kiêm giảng)

Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế

Quê quán: Hoằng Hoá – Thanh Hoá

Giảng viên: 1999 đến nay Tiến sĩ: Năm 2009 tại

Hà Lan GS: 2019

Chuyên môn: Quản lý tài nguyên rừng Địa chỉ:

Xuân Mai – Hà Nội

DĐ: 0977326427 Email: samhv@vnuf.edu.vn

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

          Bộ môn Tài nguyên thực vật rừng (tiền thân là Bộ môn Sinh học, thành lập năm 1956) là đơn vị chuyên môn trực thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp có chức năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tư vấn, và hợp tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực sinh học, đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật.

 

GIẢNG DẠY VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Giảng dạy:

-  Quản lý và giảng dạy lý thuyết, thực hành thực tập các môn học: Sinh học, Tế bào học, Thực vật học, Hình thái và phân loại thực vật, Nguyên lý sinh học thực vật (cho chương trình Chuẩn và Tiên tiến), Tài nguyên thực vật, Phân loại học sinh học, và Khai thác và phát triển cây dược liệu cho các ngành liên quan ở các trình độ, loại hình đào tạo khác nhau.

-  Hướng dẫn sinh viên, học viên sau đại học làm các chuyên đề nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án tốt nghiệp.

Hướng nghiên cứu chính:

- Phân loại và hệ thống học thực vật dựa trên các dẫn liệu về hình thái và phân tử;

- Đa dạng sinh học và bảo tồn thực vật;

- Tài nguyên thực vật rừng và Lâm sản ngoài gỗ;

- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái học cá thể;

- Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể bằng kỹ thuật sinh học phân tử;

- Nghiên cứu nhân giống, bảo tồn và phát triển thực vật có giá trị kinh tế và đang bị đe doạ;

- Hệ thực vật và Thảm thực vật;

- Quy hoạch, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học và Phát triển bền vững.

 

CƠ SỞ VẬT CHẤT

          Toàn bộ được đặt tại tầng 2, toà nhà A3, Trường Đại học Lâm nghiệp, gồm:

- Văn phòng bộ môn tại phòng 207.        

- Phòng thí nghiệm thực hành thực vật học tại phòng 213: gồm các loại kính hiển vi quang học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kết nối màn hình, máy cắt tiêu bản quay tay và các tiêu bản thực vật, tiêu bản sinh học dung cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Phòng bảo tồn nguồn gen thực vật tại phòng 212: Hiện lưu giữ một số loài thực vật có giá trị bảo tồn cao.

MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Đến nay Bộ môn đã thực hiện và tham gia 09 đề tài cấp quốc gia và nghị định thư, 03 đề tài cấp bộ, khoảng 20 đề tài, dự án cấp địa phương và cơ sở, hàng chục hợp đồng tư vấn và chuyển giao công nghệ. Đã công bố được hàng trăm bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, trong đó có 21 bài báo quốc tế (10 bài trong hế thống ISI), 07 cuốn sách chuyên khảo và tham khảo, trong đó có tham gia xây thực Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật) và Bộ địa chí quốc gia Việt Nam. Một số nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đã được giải thưởng các cấp. Bộ môn và các cá nhân đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tặng bằng khen 03 lần.

 

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC NGHIÊN CỨU

Trong nước, hiện Bộ môn thường hợp tác triển khai các nghiên cứu với các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, một số trường và viện nghiên cứu như Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Sinh học nhiệt đới Miền Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, v.v. Nước ngoài, Bộ môn đã và đang hợp tác với Vườn thực vật Quảng Châu (Trung Quốc), Vườn thực vật Atllanta (Mỹ), Hội Ngọc lan thế giới (MSI), Vườn thực vật bảo tồn quốc tế (BGCI), Hiệp hội các vườn thực vật Đông Nam Châu Á (SEABG),v.v.

 

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỘ MÔN

 

          Xây dựng bộ môn thành một tập thể đoàn kết, phát triển; mạnh về chuyên môn, giỏi về hợp tác nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trước mắt bộ môn sẽ ưu tiên phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu trước mắt của nhà trường (học vị, học hàm), tiếp đến là định hướng nghiên cứu đến từng cán bộ của bộ môn trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học và lâm học theo chuyên môn của từng cán bộ.


Chia sẻ