BỘ MÔN CHỌN TẠO GIỐNG

6 tháng 10, 2016
Bộ môn Chọn tạo giống được thành lập cùng với Quyết định thành lập Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, số: 258/QĐ-BNN-TCCB ngày 06/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

BỘ MÔN CHỌN TẠO GIỐNG

                                                                                         

1. Chức năng, nhiệm vụ:

  •   Chức năng:

(i) Bộ môn Chọn tạo giống là đơn vị chuyên môn đào tạo sinh viên ngành CNSH và sinh viên nhóm ngành 3 (Lâm học, Lâm nghiệp, Lâm sinh, Khuyến nông và phát triển nông thôn, Nông Lâm kết hợp, Khoa học cây trồng,  ..) của Khoa Lâm học các hệ (Đại học và Sau đại học) và các đối tượng thuộc chuyên ngành Giống cây trồng (Chọn tạo giống cây rừng, cây nông nghiệp và cây đô thị) của Trường Đại học Lâm nghiệp;

(ii) Tham mưu cho Ban lãnh đạo Viện CNSH Lâm nghiệp và Ban giám hiệu Nhà trường về chiến lược phát triển của Bộ môn.

  •  Nhiệm vụ:

(i) Đào tạo các đối tượng sinh viên ngành CNSH, sinh viên nhóm ngành 3 (Lâm học, Lâm nghiệp, Lâm sinh, Khuyến nông và phát triển nông thôn, Nông Lâm kết hợp, Khoa học cây trồng, ...) theo kế hoạch chung của Nhà trường;

(ii) Biên soạn, rà soát, chỉnh sửa tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo đáp ứng nội dung yêu cầu chuyên ngành;

(iii) Tổ chức quan hệ, trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực chuyên môn với các Bộ môn liên quan trong và ngoài Viện CNSHLN, các đối tác trong và ngoài nước;

(iv) Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật tới mọi thành phần, đối tượng quan tâm tới lĩnh vực giống cây trồng, trao đổi và hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ liên quan;

(v) Tham gia các công tác đảng, chính quyền, đoàn thể, công đoàn và các tổ chức xã hội khác do nhà trường giao;

(vi) Thực hiện các công việc khác do Viện trưởng, Hiệu trưởng giao.

2. Lĩnh vực Đào tạo chuyên môn

2.1. Đào tạo bậc Đại học

Hiện tại Bộ môn đang trực tiếp đào tạo bậc đại học theo Tín chỉ (hệ chính quy) và niên chế (hệ vừa làm vừa học) trong và ngoài trường Đại học lâm nghiệp, và hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên nhóm ngành 3 về lĩnh vực giống cây trồng theo kế hoạch chung của Nhà trường, thuộc các chuyên ngành gồm:

-Công nghệ sinh học;

-Lâm nghiệp;

-Lâm sinh;

-Lâm học;

-Lâm nghiệp đô thị;

-Khoa học cây trồng;

-Khuyến nông và phát triển nông thôn;

-Nông lâm kết hợp;

 Các học phần đào tạo Bộ môn đảm nhiệm gồm:

-Giống cây rừng;

-Giống cây trồng;

-Nguyên lý chọn giống cây trồng

-Chọn tạo giống cây trồng

-Gây tạo giống

-Nhân giống cây trồng

-Quản lý giống cây trồng

2.2. Đào tạo bậc Sau Đại học

Hiện tại Bộ môn đang trực tiếp đào tạo bậc Sau đại và hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp cao học cho học viên nhóm ngành 3 về lĩnh vực giống cây trồng theo kế hoạch chung của Nhà trường,

-Công nghệ sinh học

-Lâm học, Lâm nghiệp

Và hiện đang bắt đầu đào tạo thạc sĩ Chương trình Lâm nghiệp quốc tế cho học viên cao học thuộc các nước Lào, Campuchia; Myanmar; Pakistan; Apganistan… với các học phần đào tạo giống:

-Cải thiện giống cây rừng;

-Lai giống cây rừng;

-Hạt giống cây rừng;

-Nguyên lý chọn tạo giống cây trồng;

Và các học phần đào tạo trong thời gian tới:

-Di truyền học cây rừng;

-Di truyền các tính trạng số lượng;

3. Lĩnh vực Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

3.1. Nghiên cứu khoa học

Bộ môn đã thực hiện và hoàn thành hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó 01 cấp Bộ và nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở với chất lượng tốt, và đã tích cực tham gia các hoạt động tư vấn khoa học và chuyển giao công nghệ và đã công bố nhiều công trình khoa học trên tạp chí quốc tế và quốc gia có uy tín.

Các hướng khoa học chủ yếu đã được Bộ môn nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực giống cây trồng, lâm học và trồng rừng, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, đó là:

 a- Nghiên cứu chọn tạo giống cây rừng .

Các đề tài, dự án bộ môn đã tham gia:            

"Nghiên cứu xác định môi trưởng nảy mầm hạt phấn Tràm lá dài"; nghiên cứu "Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tỷ lệ đậu quả khi lai giống tràm"; "Nghiên cứu đặc điểm hình thái quả, hạt và sự nảy mầm của hạt một số giống tràm lai và loài bố mẹ";  "Ưu thế lai về sinh trưởng của giống tràm lai trồng khảo nghiệm trên đất cát cố định ở Quảng Trị"; và "Chọn lọc tổ hợp lai có năng suất cao trồng khảo nghiệm trên đất bùn lầy, bán ngập ở Ninh Bình";

"Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu đục thân của giống tràm lai khác loài trồng khảo nghiệm tại An Giang"; "Đánh giá khả năng thích ứng và sinh trưởng của giống tràm lai trồng khảo nghiệm trên đất bãi thải than tỉnh Quảng Ninh"; và "Cơ sở khoa học lai giống tràm (Melaleuca sp.,) bằng thụ phấn có kiểm soát" ; "Nghiên cứu tạo giống tràm có năng suất cao bằng phương pháp lai giống",

 b- Nghiên cứu chọn giống và nhân giống cây rừng .

 Lĩnh vực giống cây trồng luôn gắn với hai mục tiêu quan trọng, một là chọn tạo được Giống cây trồng mới, hai là nhân nhanh các Giống đã được chọn lọc.

"Nghiên cứu nhân nhanh Bạch đàn U6 bằng công nghệ nuôi cấy mô" ; "Nghiên cứu nhân giống Tràm bằng phương pháp nuôi cấy In vitro";

 "Bước đầu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng Đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) phục vụ trồng rừng gỗ lớn"

 "Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và kỹ thuật nhân giống Đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl)", 

  "Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo lai ở tuổi và mật độ khác nhau tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế",

 "Nghiên cứu chọn lọc cây trội Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh & De Vriese) và đánh giá sinh trưởng của hậu thế các cây trội ở  giai đoạn vườn ươm",

"Chọn giống Hồi (Illicium verum Hook. F.) theo mục tiêu nâng cao hàm lượng, chất lượng tinh dầu và hàm lượng axit shikimic"

"Nghiên cứu một số đặc điểm biến dị hình thái ở Đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) làm cơ cho chọn giống theo mục tiêu lấy gỗ"

"Nghiên cứu đặc điểm hình thái quả, hạt và chất lượng sinh lý hạt của một số loài tràm (Melaleuca sp.,) tạo cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật gieo ươm",

"Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng ra rễ của loài Đinh đũa bằng phương pháp giâm hom", (Phạm Văn Đông, 2012), và

"Nghiên cứu khả năng nhân giống Đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro",

"Nghiên cứu nhân giống cây Đỗ trọng bằng phương pháp nuôi cấy in vitro"

"Nhân giống in vitro lan phi điệp tím (Dendrobium anosmum)" và  "Nghiên cứu nhân giống Trầm hương (Aqualaria crassna) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô – tế bào"

"Nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ  và nhân giống hom  Tràm năm gâm (M. quinquenervia) tại Ba Vì- Hà Nội"

"Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng, hàm lượng và chất lượng tinh dầu một số xuất xứ Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) tại Ba Vì - Hà Nội"

"Nghiên cứu nhân giống một số dòng vô tính Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) bằng phương pháp nuôi cấy mô"

"Biến dị di truyền về sinh trưởng và chất lượng thân cây của keo lá tràm trong hai khảo nghiệm dòng vô tính ở Việt Nam"

"Chọn giống Trẩu lá xẻ (Vernicia montana lourd) cho trồng rừng sản xuất gỗ nguyên liệu tại vùng Tây Bắc"

"Bước đầu nhân giống hoa Tulip vàng (Tulipa gesneriana) bằng kỹ thuật nuôi cấy  In vitro"; "Tính đa dạng di truyền loài Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus Aver) tại Quản Bạ - Hà Giang:

"Cơ sở khoa học cho chọn giống Pơ Mu theo mục tiêu nâng cao sản lượng gỗ tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái"

c- Nghiên cứu ứng dụng CNSH  trong chọn giống cây rừng.

"Đánh giá đa dạng di truyền quần thể Thông mã vĩ tại khu vực núi Luốt" ;

"Nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền các cây trội của quần thể Đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) khu vực núi Luốt bằng chỉ thị RAPD"

Tham gia thực hiện nghiên cứu "Nghiên cứu chọn tạo và đánh giá các dòng Xoan ta chuyển gen sinh trưởng nhanh có triển vọng"

4- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân bố, sinh thái, tái sinh và trồng rừng:

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân bố, sinh thái, tái sinh và gây trồng rừng là hướng mà Bộ môn Chọn tạo giống luôn quan tâm, chỉ có trực tiếp tham gia trồng và giải quyết những vướng mắc về khoa học trên thực tiễn mới đem lại kết quả và có ý nghĩa thực tiễn, tạo thuận lợi cho chuyển giao khoa học công nghệ tới nông dân, nông thôn và gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp, theo đó Bộ môn đã thực hiện các nghiên cứu, gồm:

"Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh trưởng và những khác biệt về hình thái của Đinh đũa liên quan đến sinh trưởng để tiếp tục chọn giống theo mục tiêu lấy gỗ";

"Ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng tái sinh của Đinh đũa dưới tán rừng trồng"

"Nghiên cứu đặc điểm hình thái, xác định kích thước và độ hữu thụ của hạt phấn loài hoa Lily"

"Nghiên cứu đặc điểm biến dị hình thái làm cơ sở cho chọn giống, bảo tồn và phát triển Thông mã vĩ (Pinus massoniana L.) tại khu vực núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội"

5- Nghiên cứu chọn giống cây trồng có khả năng hấp thụ carbon:

Để khắc phục và thích ứng với biến đổi khí hậu với nhiều yếu tố bất lợi, đặc biệt đối với sản xuất nông lâm nghiệp, Bộ môn đã chủ động và tích cực tham gia nghiên cứu theo hướng chọn giống cây trồng có khả năng hấp thụ carbon và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm thiểu thiệt hại và phòng tránh thiên tai.

"An assenssment of potential responses of Melaleuca genus to global climate change".

"An assenssment of the carbon stocks and sodicity tolerance of disturbed Melaleuca forests in Southern Vietnam".

 3.2. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ

Bộ môn luôn chú ý đến việc đưa tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật tới các đối tượng quan tâm, điều này được thể hiện qua các lớp đào tạo, tập huấn, đó là:

Đào tạo tập huấn cho các lớp về vườn ươm cây lâm nghiệp tại các tỉnh dự án (Dự án khu vực lâm nghiệp ADB tại Gia Lai, Thanh Hóa, Quảng Trị và Phú Yên, năm 2002-2003); Đào tạo tập huấn và tư vấn kỹ thuật cho dự án TFF - SFDP tại 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định);

Đào tạo, tập huấn " Dự án tăng cường năng lực cho kỹ thuật vườn ươm, lâm sinh tại Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội) v.v..

4. Thành tích đạt được của Bộ môn :

4.1.  Kết quả giảng dạy và hướng dẫn khóa luận, luận văn tốt nghiệp

Căn cứ số giờ giảng thống kê hàng năm, bộ môn đều đạt trên 1000 giờ chuẩn, và từng giảng viên trong các năm học 2013- 2016,  so với định mức số giờ theo quy định (sau khi đã trừ số giờ được miễn giảm), hầu hết các giảng viên đều đảm bảo đủ và vượt số giờ giảng theo quy định.

Bộ môn cũng đã tổ chức tốt việc coi thi, chấm thi giữa kỳ, chấm thi kết thúc các học phần, chấm khóa luận tốt nghiệp, nộp bài thi, vào điểm cho sinh viên theo học các học phần do bộ môn quản lý, đảm bảo an toàn, chính xác và không có trường hợp vi phạm, sai sót.

Đã tổ chức tốt, hiệu quả các lớp học ngoài trường (Hà Giang, Điện Biên và Sơn La) thực tập nghề nghiệp tại địa bàn Rừng thưc nghiệm Núi Luốt, hiện trường các lâm phần của Vườn Quốc gia Tam Đảo (Tây Thiên).

Bộ môn đã hướng dẫn thành công 03 Luận văn thạc sĩ và hàng chục Khóa luận tốt nghiệp đại học.

4.2. Biên soạn bài giảng, giáo trình và đề cương môn học

Tính riêng trong năm 2015-2016, Bộ môn đã biên soạn bài giảng (dạng điện tử powpoint) cho 07 học phần Chương trình đào tạo Đại học và 03 học phần cho Chương trình đào tạo cao học theo kế hoạch đào tạo chung của Nhà trường;

Đã biên soạn và biên soạn lại 7 bộ đề thi cho các học phần nhằm cập nhật kiến thức và đổi mới một phần cách đánh giá kết quả học tập, thi cử cho phù hợp với tình hình mới; 01 môn học cho mở ngành mới Khoa học cây trồng do khoa Lâm học quản lý chuẩn bị cho thực hiện trong năm 2016;

Bộ môn cũng đã hoàn thành việc Rà soát và biên soạn lại đề cương chi tiết cho các học phần bậc đại học, dự kiến bắt đầu áp dụng cho K60 trong thời gian tới, các học phần đó là: Giống cây trồng; Gây tạo giống cây trồng; Nhân giống cây trồng; Quản lý giống cây trồng (cho K60 ngành CNSH); và Giống cây rừng; Giống cây trồng Nông lâm nghiệp; và Kỹ thuật giống cây đô thị (cho ngành Lâm học và Nông lâm kết hợp (nay là bộ môn: Khuyến Nông và phát triển nông thôn).

Đã biên soạn bộ tài liệu gồm 30 bài giảng cho các lớp thực hành, thí nghiệm trong phòng và 12 bài giảng cho các lớp thực tập nghề nghiệp trong năm học 2015-2016. Đây là bộ tài liệu có giá trị cho học sinh tham khảo và là tài liệu giảng dạy chính cho các học phần với bậc đại học;

Bộ môn cũng đã biên soạn đề cương chi tiết 04 học phần (Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành công nghệ sinh học; bản tiếng Việt và bản tiếng Anh); 01 đề cương chi tiết môn học Cải thiện giống cây rừng cho mở ngành đào tạo cao học lâm nghiệp quốc tế (bản tiếng Việt và bản tiếng Anh) phục vụ cho hoàn thiện hồ sơ mở ngành cao học công nghệ sinh học cho giai đoạn từ năm 2016 trở đi.

Điều này rất có ý nghĩa, nhất là cải thiện giờ giảng cho giảng viên trong bộ môn và đáp ứng chiến lược phát triển của Nhà trường về chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học.

4.2 Kết quả nghiên cứu khoa học

Tổng số giờ khoa học theo thống kê hàng nawmg của bộ môn đều vượt so với định mức, Riêng  thực hiện trong năm học 2015-2016 là 1.740  giờ, trong đó: chủ trì 03 đề tài cấp Trường;

Đã công bố trên 50 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Tổ chức tốt thực hiện 02 sinh hoạt học thuật tại Viện đạt kết quả tốt, được hội đồng, nhà khoa học, đồng nghiệp và học sinh sinh viên đánh giá cao.

Nhìn chung, tính trung bình số giờ khoa học trên giảng viên của bộ môn là vượt mức so với định mức và yêu cầu chung của Nhà trường. Như vậy, việc tất cả các cán bộ giảng dạy đều tham gia nghiên cứu khoa học vừa thể hiện trách nhiệm, vừa là yêu cầu và là miền đam mê, và làm sôi nổi phong trào nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Mặt khác, kết quả nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, rất có ý nghĩa và hỗ trợ hiệu quả cho công tác đào tạo, nhất là hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp và luận văn cao học.

4.4.  Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ và các công tác khác

Trong năm học 2015- 2016, bộ môn đã cử cán bộ giảng dạy tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn, tự học nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng tốt trong tình hình mới hiện nay,

Đã xây dựng phương án khai thác và sử dụng quỹ đất tại vườn ươm (Núi Luốt) phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu nhất là thực hành, thực tập cho sinh viên.

Đã tuyên truyền, vận động và có hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, các hoạt động khác do Nhà trường tổ chức.

Tóm lại, trong quá trình phát triển, bộ môn Chọn tạo giống luôn quan tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tham gia tất cả các khâu trong quá trình đào tạo ; trực tiếp giảng dạy đại học và sau đại học ; tham gia các Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học công nghệ ;

Hội đồng phê duyệt đề cương và chấm luận văn thạc sĩ ; Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ ;  Hội đồng tốt nghiệp sinh viên ; Hội đồng công nhận giống cây trồng; Hướng dẫn luận văn cao học và khóa luận tốt nghiệp đại học ; tích cực hướng dẫn sinh nghiên viên nghiên cứu khoa học và tư vấn khoa học cho dự án lâm nghiệp.

5. Thông tin cán bộ giảng viên của Bộ môn :

5.1. Phó Trưởng Bộ môn phụ trách Bộ môn Khuất Thị Hải Ninh

                                                                 

                                                              Điện thoại : 0914 852 258

                                                      Email : khuatthihaininh@gmail.com

Tốt nghiệp đại học ngành Lâm sinh tại Trường Đại học lâm nghiệp Hà Nội năm 2006, học cao học và tốt nghiệp tại Trường Đại học Lâm nghiệp năm 2010, Nghiên cứu sinh  và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ  tại Trường Đại học Lâm  nghiệp năm 2018, Chuyên ngành Kỹ thuật lâm sinh.

Hiện nay là Giảng viên, Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Đã từng chủ nhiệm hoặc tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

                  

5.2. Giảng viên cao cấp Hoàng Vũ Thơ

                                                                                            

                                                                         Điện thoại : 0913 526 306

                                                            Email : hoangngocvutho@gmail.com

Tốt nghiệp đại học ngành Lâm sinh tại Trường Đại học lâm nghiệp Hà Nội, sau đó học cao học và tốt nghiệp tại Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, và Nghiên cứu sinh và nhận Bằng tiến sĩ tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chuyên ngành Di truyền và chọn giống cây Lâm nghiệp.

Trải qua nhiều cương vị công tác: Giảng viên, Bí thư chi bộ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm và phát triển rừng ; Phó Bí thư chi bộ Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Tháng 3 năm 2013 được bổ nhiệm làm Trưởng bộ môn Chọn tạo giống.

Được tặng thưởng giấy khen của Viện CNSHLN và đạt được danh hiệu Lao động tiến tiến liên tục nhiều năm liền từ năm 2013 đến nay.

5.3.  Giảng viên Nguyễn Quỳnh Trang

                                                                                   

                                                                Điện thoại : 0977 989 955

                                                          Email : quynhtrangvfu@gmail.com

Tốt nghiệp đại học ngành Lâm sinh tại Trường Đại học lâm nghiệp Hà Nội năm 2004, học cao học và tốt nghiệp tại Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội năm 2008, chuyên ngành Lâm học, và đang chuẩn bị và đi đào tạo tiến sĩ  tại Liên bang Nga.

Hiện là Giảng viên thuộc Bộ môn Chọn tạo giống Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Đạt được danh hiệu Lao động tiến tiến liên tục nhiều năm liền từ năm 2013 đến nay.

5.4. Giảng viên Nguyễn Thế Hưởng

                                                                                             

                                                                 Điện thoại : 0987 964 215

                                                             Email : huongnt@vnuf.edu.vn 

Tốt nghiệp đại học ngành Lâm sinh tại Trường Đại học lâm nghiệp Hà Nội năm 2006, học cao học và tốt nghiệp tại Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội năm 2010, chuyên ngành Lâm học, làm nghiên cứu sinh và đạt học vị tiến sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp năm 2018.

Hiện là Giảng viên thuộc Bộ môn Chọn tạo giống Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Đạt được danh hiệu Lao động tiến tiến liên tục nhiều năm liền từ năm 2013 đến nay.

5.5. Giảng viên Hồ Hải Ninh

                                                                            

                                                                 Điện thoại : 0943 835 898

                                                              Email : honinhvfu@gmail.com

Tốt nghiệp đại học ngành Lâm sinh tại Trường Đại học lâm nghiệp Hà Nội năm 2005, học cao học và tốt nghiệp tại Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội năm 2008, Chuyên ngành Lâm học.

Hiện nay là Giảng viên, Bí thư Liên chi đoàn và đạt được danh hiệu Lao động tiến tiến liên tục nhiều năm liền từ năm 2013 đến nay.

 

 


Chia sẻ