BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VI SINH – HÓA SINH

14 tháng 4, 2017

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VI SINH – HÓA SINH

Tên Bộ môn: Công nghệ Vi sinh – Hóa sinh

Địa chỉ: Nhà A3, Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Thông tin cán bộ:

     Chủ nhiệm Bộ môn: NCS Nguyễn Thị Thu Hằng

     Điện thoại: 0974 042 928

     Email: thuhangvfu@gmail.com

     Giảng viên: NCS Nguyễn Thị Minh Hằng

     Điện thoại:  0983 797 705

     Email: ntminhhang@gmail.com

     Giảng viên : NCS Nguyễn Như Ngọc

     Điện thoại:  0976 244 750

     Email: ngocbichbiotech@gmail.com

     Giảng viên: NCS Nguyễn Trọng Trí

     Điện thoại:  0971 123 831

     Email: tribiotech@gmail.com

     Giảng viên: NCS Đỗ Quang Trung

     Email: trungcnsinh@gmail.com

     Kỹ Sư: ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

     Điện thoại:  0987 180 887

      Email: hongnhung.hou@gmail.com

Lược sử về Bộ môn:

Bộ môn Công nghệ Vi sinh – Hóa sinh thuộc viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp được thành lập theo Quyết định số 258/QĐ-BNN-TCCB ngày 06/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Từ khi thành lập, Bộ môn luôn chú trọng nâng cao chất lượng công tác giảng dạy đại học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khoa học, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm.

Lĩnh vực đào tạo chuyên môn

Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Vi sinh vật học và Hóa sinh học; ứng dụng Công nghệ vi sinh và Công nghệ hóa sinh trong nông nghiệp, thực phẩm, y-dược… Giúp sinh viên hình thành khả năng tư duy sáng tạo, tiếp cận và sử dụng tốt các trang thiết bị máy móc phục vụ nghiên cứu khoa học, có khả năng nghiên cứu và làm việc độc lập sau khi ra trường.

Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc tại các công ty, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh có ứng dụng Công nghệ lên men và Công nghệ hóa sinh; có đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu, quản lý tại các trường đại học, cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học.

Các môn học Bộ môn giảng dạy:

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

1

VSH4

 Vi sinh vật học

3

2

VRH4

Vi-rút học

2

3

CNV4

Công nghệ vi sinh

3

4

HSDC4

Hóa sinh đại cương

2

5

HSTD

Hóa sinh trao đổi chất

2

6

MDH4

 Miễn dịch học

2

7

PSHO4

Phân bón sinh học

2

8

QTT4

Quá trình và thiết bị công nghệ

2

9

CBMT4

Công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường

2

10

CBTV4

Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật

2

11

CUS4

Công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học

2

12

CNEP4

Công nghệ enzyme-protein

2

13

CNHS4

Công nghệ hóa sinh

2

14

CNTP4

Công nghệ sinh học thực phẩm

2

15

CBMT4

Công nghệ sinh học y - dược

2

16

TTNN1

Thực tập nghề nghiệp 1: Công nghệ vi sinh

1

17

TTNN2

Thực tập nghề nghiệp 2: Công nghệ hóa sinh

1

Một số hướng nghiên cứu chính

  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực vi sinh và hóa sinh;
  • Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có nguồn gen tốt: thúc đẩy sinh trưởng thực vật, tăng cường sức đề kháng của thực vật với sâu bệnh hại, sinh tổng hợp enzyme, xử lý ô nhiễm môi trường…;
  • Sưu tập, bảo quản, khảo sát, xây dựng quy trình công nghệ nhân giống, lên men và ứng dụng nguồn gen vi sinh vật công nghiệp cho nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất chế phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học vi sinh và công nghệ hóa sinh;
  • Tách chiết, tinh sạch, xác định tính chất và sản xuất các chất có hoạt tính sinh học, enzyme từ thực vật và vi sinh vật;
  • Ứng dụng các kỹ thuật di truyền để tạo chủng vi sinh tái tổ hợp, đột biến.
  • Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vi sinh và hóa sinh với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

Một số thành tích đạt được của Bộ môn:

Về đào tạo: Sinh viên theo học các môn học thuộc Bộ môn quản lý được trang bị kiến thức về môn học, được học chương trình đào tạo với nội dung phù hợp, được điều chỉnh và cập nhật hàng năm. Phòng thí nghiệm của Bộ môn luôn là nơi học tập và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học của hàng chục sinh viên, học viên cao học làm thí nghiệm về Công nghệ sinh học.

Về khoa học: Một số sản phẩm khoa học của Bộ môn sẵn sàng đưa vào vận hành trong sản xuất và chuyển giao công nghệ:

Qui trình công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis có phổ kháng rộng, độc tính cao với sâu hại cây lâm-nông nghiệp

Qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm rễ cộng sinh Scleroderma thúc đẩy sinh trưởng cây Bạch đàn, Thông

Qui trình công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật từ nấm Trichoderma và vi khuẩn Bacillus có khả năng phân giải cellulose cao

Qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý ô nhiễm môi trường nước do có hàm lượng tinh bột cao

Qui trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón có khả năng cố định nitơ, phân giải lân, sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật

Qui trình công nghệ sản xuất nấm Đông trùng Hạ thảo

Qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý môi trường đất, nước nhiễm lưu huỳnh

Các chủng vi sinh vật với các hoạt tính quí: Vi khuẩn Bacillus, các chủng nấm mốc, nấm men…

Danh sách cán bộ 

STT

Họ tên

Học vị

Chức vụ

Liên hệ

1

Nguyễn Thị Thu Hằng

Thạc sỹ, NCS

Trưởng bộ môn

thuhangvfu@gmail.com

2

Nguyễn Thị Minh Hằng

Thạc sỹ, NCS

Giảng viên

ntminhhang@gmail.com

3

Nguyễn Trọng Trí

Thạc sỹ, NCS

Giảng viên

tribiotech@gmail.com

4

Nguyễn Như Ngọc

Thạc sỹ, NCS

Giảng viên

ngocbichbiotech@gmail.com

5

Đỗ Quang Trung

Thạc sỹ, NCS

Giảng viên

trungcnsinh@gmail.com


Chia sẻ