CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THÚ Y BẬC ĐẠI HỌC

29 tháng 3, 2019
Chương trình đào tạo ngành Thú ý đào tạo Bác sỹ thú y có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội về lĩnh vực thú y; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành,...
 

húc

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

             Tên chương trình: Chương trình đào tạo ngành Thú y

             Ngành đào tạo: Thú y

             Tên tiếng Anh: Veterinary

Bậc đào tạo: Đại học

Bằng tốt nghiệp: Bác sỹ thú y

Thời gian đào tạo: 4,5 năm

I. Mục tiêu đào tạo:

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Thú ý đào tạo Bác sỹ thú y có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội về lĩnh vực thú y; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, năng động, sáng tạo; và khả năng hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu (MT) cụ thể

- Có được việc làm trong lĩnh vực Thú y tại cơ quan công lập, doanh nghiệp và tổ chức có hoạt động trong ngành Chăn nuôi - Thú y; và tự tạo lập doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực chuyên môn.

- Có kiến thức, năng lực chuyên môn tốt trong chẩn đoán, phòng, trị và kiểm soát dịch bệnh động vật để phát triển chăn nuôi, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái.

- Có khả năng học tập nâng cao trình độ; Phát triển sự nghiệp để trở thành chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo; quản lý chương trình và hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;

- Trở thành công dân có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, yêu ngành, yêu nghề, năng động và sáng tạo.

II. Chuẩn đầu ra:

Người học đại học ngành Thú Y sau khi tốt nghiệp được cấp Bằng Bác sỹ Thú Y, đạt được những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cụ thể sau:

  1. Kiến thức
    1. Kiến thức cơ bản

- Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Vận dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

- Hiểu, phân tích, đánh giá và vận dụng các kiến thức Quốc phòng toàn dân và An ninh nhân dân vào đời sống xã hội;

- Hiểu và vận dụng được khối kiến thức toán, lý, hóa, sinh học, công nghệ thông tin, khoa học xã hội, ngoại ngữ trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và công việc chuyên môn.

  1. Kiến thức chuyên môn:

- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về động vật học, sinh lý, hóa sinh, giải phẫu, tổ chức học, bệnh lý học, vi sinh vật thú y vào các hoạt động chuyên môn như chẩn đoán, xét nghiệm và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y;

- Ứng dụng được các kiến thức về dược lý, dược liệu, độc chất và miễn dịch học để làm cơ sở xây dựng biện pháp phòng và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao;

- Vận dụng được các kiến thức về bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, và ký sinh trùng để chẩn đoán, xây dựng quy trình phòng trị bệnh cho vật nuôi.

- Ứng dụng được các kiến thức về dịch tễ học, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm thú sản, các bệnh truyền lây và Luật thú y để lựa chọn, đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình kiểm soát dịch bệnh động vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi, góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng;

- Áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm phòng thí nghiệm để phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị và khống chế dịch bệnh động vật; thiết kế, triển khai các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thú y, bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

- Vận dụng được các kiến thức căn bản về phúc lợi động vật và đạo đức nghề nghiệp trong việc chăm sóc và sử dụng động vật; trong việc chẩn đoán, phòng và trị bệnh động vật.

- Ứng dụng được các kiến thức căn bản về kỹ thuật chăn nuôi và quản lý đàn gia súc gia cầm trong công tác quản lý và kiểm soát dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

- Vận dụng được các kiến thức căn bản về bệnh động vật hoang dã trong việc quản lý và kiểm soát bệnh trên vật nuôi và các bệnh truyền lây giữa người và động vật.

- Vận dụng các kiến thức về kinh doanh, marketing, pháp luật về thú y vào các lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống và các sản phẩm liên quan đến động vật; quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y.

  1. Kỹ năng
    1. Kỹ năng cứng

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng, phi lâm sàng và lấy mẫu bệnh phẩm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Sử dụng được thành thạo một số máy móc, phương tiện hiện đại trong lĩnh vực chuyên môn thú y. Đưa ra kết luận chẩn đoán sơ bộ và biện pháp phòng trị khi gặp một ca bệnh, ổ dịch; lên kế hoạch xử lý, phối hợp với các bộ phận liên quan để đạt hiệu quả công việc.

- Sử dụng thành thạo các loại vắc-xin, thuốc, hóa dược và dược liệu trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.

- Lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp và đánh giá kết quả công việc chuyên môn về thú y được giao; chủ trì tổ chức tư vấn chuyên môn, huấn luyện, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi; tổ chức, điều hành phòng khám thú y và trang trại chăn nuôi.

- Thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực thú y, sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông.

- Tổ chức các dịch vụ thú y, tạo mối liên hệ giữa các tổ chức thú y, cung cấp trao đổi thông tin giữa các tổ chức dịch vụ thú y.

- Phân tích được các yếu tố nguy cơ trong vệ sinh an toàn thực phẩm; Thực hiện các quy trình kiểm soát vệ sinh giết mổ.

- Kiểm soát được các bệnh truyền lây thông qua lấy mẫu, chẩn đoán, theo dõi nguồn bệnh và sự lan truyền của bệnh, thực hiện các điều tra về bệnh; Thực hiện được các phương pháp kiểm soát sự di chuyển của động vật và sản phẩm động vật, cách li các động vật mắc bệnh, khoanh vùng các đối tượng, khu vực mắc và nghi mắc, tiêu hủy các động vật và sản phẩm bị nhiễm bệnh.

- Tham gia vào các hoạt động thương mại thế giới về động vật và sản phẩm động vật. Thực thi các điều luật quốc tế về buôn bán động vật và sản phẩm động vật.

- Quản lý, lập kế hoạch, lãnh đạo, hợp tác, truyền thông, phân tích chính sách và một số kỹ năng khác trong năng lực cốt lõi một sức khỏe nhằm làm tốt công tác phòng trị bệnh cho động vật, đảm bảo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.

  1. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng tự học hỏi, tìm tòi, khám phá, có tư duy sáng tạo và tư duy phản biện; thích ứng với môi trường sống và làm việc; có kỹ năng quản lý bản thân, lập kế hoạch công việc khoa học và hợp lý;

- Có kỹ năng đàm phán và thương thuyết, viết báo cáo và thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn;

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng; có kỹ năng tổ chức quản lý và điều hành.

3.  Yêu cầu về thái độ

- Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực trong nghiên cứu và công việc, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng đồng nghiệp và yêu ngành, yêu nghề;

- Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn; có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.

4. Yêu cầu về ngoại ngữ, tin học

4.1. Yêu cầu về ngoại ngữ

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y đạt trình độ tiếng Anh chuẩn TOEIC 450 điểm do Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức thi hoặc các chứng chỉ khác tương tương.

4.2. Yêu cầu về tin học

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y đạt trình độ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Thú y

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Thú y có thể công tác trong các vị trí, lĩnh vực và đơn vị sau:

  • Vị trí làm việc:

- Bác sỹ thú y trong các Bệnh viện, phòng khám thú y

- Chủ, bác sỹ thú y của cửa hàng thuốc thú y

- Chủ cửa hàng thức ăn Chăn nuôi

- Chủ trang trại chăn nuôi

- Chủ cơ sở sản xuất thuốc thú y

- Giám đốc, nhân viên tư vấn kỹ thuật

- Giám đốc, nhân viên phát triển thị trường

- Cán bộ giám sát, quản lý chất lượng

- Kỹ thuật viên tại các trang trại

- Nhân viên, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm

- Cán bộ quản lý, nhân viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực thú y

- Cán bộ Khuyến nông tập huấn về lĩnh vực thú y

- Chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ

- Giảng viên, giáo viên

- Nhân viên kinh doanh các sản phẩm và thiết bị, vật tư Thú y

  • Lĩnh vực và đơn vị công tác:

- Làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp, Cục thú y, Cục Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Chăn nuôi, Trung tâm thú y vùng, Trung tâm giống, Chi cụ thú y, Trạm thú y…;

- Làm công tác giáo dục tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo chuyên ngành Chăn nuôi, thú y;

- Hoạt động trong các tổ chức phi chính phủ, tổ chức thú y không biên giới, trung tâm cứu hộ và bảo tồn động vật;

- Làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Chăn nuôi – thú y: Công ty thuốc thú y, Công ty thức ăn Chăn nuôi; Công ty sản xuất và phân phối dụng cụ thú y – chăn nuôi;

- Làm việc tại các trang trại chăn nuôi: Trang trại chăn nuôi bò; Trang trại chăn nuôi dê, thỏ; Trang trại chăn nuôi lợn; Trang trại chăn nuôi gà; Trang trại chăn nuôi vịt; Trang trại chăn nuôi đà điểu; Trang trại chăn nuôi ngan, ngỗng, chim..;

- Làm việc tại các Đại lý thuốc thú y: Đại lý cấp 1, Đại lý cấp 2;

- Hoạt động chuyên môn và quản lý tại các Bệnh viện thú y, phòng khám thú y;

- Bác sỹ thú y tự tạo lập doanh nghiệp hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Chăn nuôi, thú y.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Các chương trình đào tạo nâng cao trình độ mà người tốt nghiệp có thể tham gia:

- Học tiếp chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Thú y, Chăn nuôi, Thủy sản;

- Học tiếp chương trình đào tạo tiến sĩ: ngành Bệnh lý học và chữa bệnh động vật, Dịch tễ học thú y, sinh sản và bệnh sinh sản gia súc; Ký sinh trùng, Dược lý...;

- Tham gia các chương trình tập huấn chuyên môn về thú y trong và ngoài nước; các chương trình, dự án nghiên cứu, đầu tư và phát triển ngành Thú y trong nước và Quốc tế;

- Tham gia các chương trình đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật liên quan đến Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản và Thực phẩm.

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA: 144 tín chỉ.

 

 

 


Chia sẻ