GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP

6 tháng 10, 2016
Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp được thành lập theo Quyết định số 258/QĐ-BNN-TCCB ngày 06/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở Trung tâm Giống và Công nghệ sinh học và Bộ môn Sinh học tách...

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP

Quyết định thành lập

Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp được thành lập theo Quyết định số 258/QĐ-BNN-TCCB ngày 06/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở Trung tâm Giống và Công nghệ sinh học và Bộ môn Sinh học tách ra từ Khoa Lâm học. Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc trường Đại học Lâm nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Viện CNSH Lâm nghiệp có chức năng đào tạo nguồn nhân lực ở các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và loại hình đào tạo khác; nghiên cứu khoa học; tư vấn, dịch vụ và sản xuất. 

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

                Cơ cấu tổ chức của Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp gồm: Ban Lãnh đạo viện, 06 bộ môn, 01 phòng và 01 trung tâm.

               Viện gồm các tổ chức đoàn thể: Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện. Khi thành lập, Viện gồm 36 cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng (LĐHĐ), trong đó có 31 (gồm 03 cán bộ kiêm nhiệm) và 05 LĐHĐ. Về chức danh nghề nghiệp, Viện gồm 28 giảng viên (chiếm 77,8%); kỹ sư hướng dẫn thực hành: 02 (chiếm 5,6%); chuyên viên, trợ lý đào tạo: 02 (chiếm 5,6%); kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ: 04 (chiếm 11%). Về trình độ chuyên môn, Viện có 02 PGS (kiêm nhiệm, chiếm 5,55%), Tiến sĩ: 05 (kiêm nhiệm 02, chiếm 13,88%), Thạc sĩ: 24 (chiếm 66,67%, trong đó có 9 NCS), Cử nhân/Kỹ sư: 03 (chiếm 8,33%), khác: 02 (chiếm 5,55%). Về lĩnh vực chuyên môn cụ thể: Sinh học: 14 cán bộ (chiếm 36,89%), Công nghệ sinh học: 8 (chiếm 22,23%), Lâm sinh (gồm 02 cán bộ kiêm giảng): 09 (chiếm 25%), còn lại là chuyên môn kế toán, phục vụ (ít liên quan đến chuyên môn giảng dạy và NCKH).

Viện trưởng: PGS.TS. Bùi Văn Thắng

Phó Viện trưởng: PGS.TS. Vũ Quang Nam; PGS.TS. Nguyễn Văn Việt

 

Các đơn vị thuộc Viện

 

Trưởng đơn vị

1

Bộ môn Công nghệ gen và Di truyền phân tử

 

TS. Hà Bích Hồng

2

Bộ môn Công nghệ tế bào

 

PGS.TS. Nguyễn Văn Việt

3

Bộ môn Công nghệ Vi sinh - Hóa sinh

 

TS. Vũ Kim Dung

4

Bộ môn Chọn tạo giống

 

PGS.TS. Bùi Văn Thắng

5

Bộ môn Tài nguyên thực vật rừng

 

ThS.Phùng Văn Phê

6

Bộ môn Chăn nuôi – Thú y

 

ThS. Nguyễn Thị Thu Trang

7

Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ

 

PGS.TS. Vũ Quang Nam

8

Phòng Tổng hợp

 

ThS. Nguyễn Thị Thơ

Lĩnh vực hoạt động chính

Đào tạo:

- Đào tạo đại học 2 ngành: Công nghệ sinh học và Chăn nuôi - Thú y;

- Đào tạo thạc sỹ 01 ngành: Công nghệ sinh học;

- Đào tạo, tập huấn các lớp ngắn hạn về Công nghệ sinh học, Chăn nuôi, Thú y,…

Tổng số sinh viên hiện tại: 227 đại học, 14 cao học;

Nghiên cứu khoa học, công nghệ: - Các hướng nghiên cứu chính:

- Nhân giống In vitro cây trồng: Cây gỗ và cây dược liệu có giá trị cao;

- Tạo giống cây trồng: Giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của môi trường;

- Công nghệ gen và di truyền phân tử: Phân lập, thiết kế vector, chuyển gen; phân tích đa dạng di truyền; Giám định loài, mẫu sinh vật bằng DNA mã vạch;

- Nhân và trồng một số loài nấm ăn và nấm dược liệu; Sản xuất các chế phẩm phục vụ nông lâm nghiệp;

- Tư vấn, thiết kế, triển khai các dự án về Công nghệ sinh học, Chăn nuôi, Thú y, Lâm sinh và Tài nguyên sinh vật.

● Hợp tác đối ngoại

Viện đã và đang hợp tác với các Viện, Trường và các cơ sở khoa học công nghệ ở trong nước như Viện Công nghệ sinh học (VAST), Học viện Nông nghiệp Hà Nội, Sở khoa học và Công nghệ Quảng Ninh, Thanh Hóa,…Một số đối tác ngoài nước như Trung Quốc, Hà Lan, Úc, Đức, Ngả.

Cơ sở vật chất:

Viện CNSH Lâm nghiệp được trang bị hệ thống phòng thí nghiệm về gen-di truyền phâ tử, vi sinh – hóa sinh, công nghệ tế bào, chọn tạo giống, bảo tồn tài nguyên thực vật và chăn nuôi – thú y. Ngoài ra, Viện còn đầu tư 01 phòng khám thú cưng và 03 ha vườn ươm tại khu vực núi luốt của Trường.

Truyền thống và những thành tích đạt được:

Thành tích về đào tạo, nghiên cứu: Viện bắt đầu tham gia đào tạ sinh viên ngành CNSH từ những năm 2005. Đến nay đã có gần 20 khóa sinh viên ra trường, trong số đó nhiều em tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn ở các nước tiên tiến trên thế giới. Về nghiên cứu khoa học, Viện đã chọn tạo và nhân giống thành công một số cây gỗ, cây thuốc có giá trị như tạo giống xoan ta sinh trưởng nhanh bằng biến đổi gen, các loài Khôi tía, Sói rừng, Hà thủ ô, các loài lan, Ba kích,…đã chuyển giao thành công nhiều qui trình cho các đơn vị đối tác, trong đó có Đông trùng hạ thảo. Có 02 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

Khen thưởng của đơn vị: Nhiều cán bộ và đơn vị của viện đã vinh dự đựợc nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT, của Trường Đại học Lâm nghiệp vì có thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Định hướng phát triển: Viện CNSH Lâm nghiệp luôn tôn chỉ với chiến lược: Đào tạo – Nghiên cứu khoa học – Chuyển giao công nghệ. Hiện tại, Viện tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo của các ngành nghề mà viện đang vận hành, đổi mới chương trình đào tạo với việc thiết kế thêm học kỳ doanh nghiệp. Nâng cao các hoạt động nghiên cứu với định hướng sẽ thành viện nghiên cứu hàn lâm trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học. Tiếp tục phát triển các giống dược liệu chất lượng cao bằng kỹ thuật in vitro, đồng thời sẽ tập trung ưu tiên nghiên cứu chọn tạo một số giống cây Lâm nghiệp mũi nhọn phục vụ cho tái cơ cấu ngành. 

Địa chỉ liên hệ

Tầng 2, Tòa nhà A3, Trường ĐHLN, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội;

Điện thoại: 02433840233; Fax: 02433.840.063; Website: http://cnsh.vnuf.edu.vn/

 

 

 

 

 


Chia sẻ