BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

13 tháng 4, 2017

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

(Dept. of Cell Technology)

THÔNG TIN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIỆT, 1971

Quê quán: Nghĩa Hưng – Nam Định

Chức vụ: Trưởng Bộ môn

Chức danh: Giảng viên cao cấp

Đại học: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội

Thạc sỹ: 2006 tại Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật

Tiến sĩ: 2013 tại Trung Quốc

PGS: 2018

Chuyên môn: Di truyền chọn giống

DĐ: 0968615192

Email: vietnv@vnuf.edu.vn

TS. NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM, 1981

Quê quán: Hải Phòng

Chức danh: Giảng viên chính

Đại học: 2003 tại ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội

Thạc sỹ: 2006 tại Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật

Tiến sĩ: 2017 tại Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Chuyên môn: Sinh lý học thực vật

DĐ: 0904545860

E-mail: gamnth@vnuf.edu.vn

ThS. NGUYỄN THỊ HUYÊN, 1990

Quê quán: Hà Nội

Chức danh: Giảng viên

Đại học: 2012 tại Trường Đại học Lâm nghiệp

Thạc sỹ: 2017 tại Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật

Chuyên môn: Công nghệ sinh học

DĐ: 0986829929

E-mail: huyenbiovfu@gmail.com

ThS. ĐOÀN THỊ THU HƯƠNG, 1993

Quê quán: Nam Định

Chức danh: Kỹ sư

Đại học: 2015 tại Trường Đại học Lâm nghiệp

Thạc sỹ: 2019 tại Đại học KHTN – Đại học Quốc gia Hà Nội

Chuyên môn: Công nghệ sinh học

DĐ: 0945862385

E-mail: thuhuongcnsh93@gmail.com

LỊCH SỬ BỘ MÔN

Bộ môn Công nghệ tế bào (CNTB) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động cùng với Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp theo Quyết định số 258/QĐ-BNN-TCCB ngày 06/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, bộ môn tham gia quản lý, giảng dạy và nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ Khoa học Công nghệ thuộc chuyên môn Công nghệ tế bào động – thực vật, Công nghệ nuôi trồng nấm…

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Đào tạo

  • Bộ môn Công nghệ tế bào là đơn vị chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý và giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học những môn học do bộ môn quản lý như: Sinh lý thực vật; Sinh lý động vật, Công nghệ tế bào thực vật, Công nghệ tế bào động vật, Công nghệ nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu, Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Dược liệu thú y...
  • Bộ môn đã và đang hướng dẫn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh làm các chuyên đề nghiên cứu khoa học, khóa luận, luận văn và luận án tốt nghiệp.

 

2. Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Triển khai các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực: Tạo giống cây trồng biến đổi gen nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và chống chịu với điều kiện môi trường bất lợi (hạn, mặn, lạnh, băng giá, nhiệt độ cao). Tạo giống đột biến, giống cây trồng đa bội thể bằng công nghệ tế bào thực vật. Chọn tạo giống cây trồng dựa trên chỉ thị phân tử. Nhân giống các loài cây dược liệu quý, cây gỗ, hoa và cây ăn quả sinh trưởng nhanh bằng kỹ thuật nuôi cấy mô – tế bào. Đánh giá đa dạng di truyền, phân loại tài nguyên thực vật rừng bằng các kỹ thuật sinh học phân tử. Tuyển chọn, nhân giống và sản xuất nấm nấm ăn, nấm dược liệu.

 

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Bộ môn CNTB toạ lạc tại tầng 2, toà nhà A3, Trường Đại học Lâm nghiệp, gồm:

- Văn phòng bộ môn tại phòng 219;

- Các phòng thí nghiệm, thực hành gồm: Phòng thực hành nuôi cấy mô tế bào thực vật (P. 217); Phòng thực hành Sinh lý thực vật (P. 225); Phòng thí nghiệm nuôi cấy nấm dược liệu (P. 224);

- Máy móc, thiết bị: Box cấy, hệ thống nuôi cấy ngập chìm, máy lắc, máy so mầu, kính hiển vi, máy sấy thăng hoa…

 

MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

  • Nghiên cứu khoa học và công tác khởi nghiệp: Đến nay Bộ môn đã thực hiện và tham gia 04 đề tài cấp quốc gia, 05 đề tài cấp bộ, khoảng 18 đề tài/dự án cấp địa phương và cơ sở, hàng chục hợp đồng tư vấn và chuyển giao công nghệ. Đã công bố được hàng trăm bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, trong đó có 04 bài báo quốc tế, hơn 80 bài báo trong nước. Hướng dẫn 19 nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học và 08 nhóm sinh viên khởi nghiệp, nhiều năm đạt giải thưởng nhì, ba cấp bộ và cấp quốc gia. Bộ môn và các cá nhân đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tặng bằng khen 04 lần.

- Giáo trình, sách: Xuất bản 02 giáo trình, 01 sách tham khảo

- Bằng sáng chế, Giải pháp hữu ích: 01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

 

HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC NGHIÊN CỨU

Trong nước: hiện Bộ môn thường hợp tác triển khai các nghiên cứu với các đơn vị đào tạo, nghiên cứu và sản xuất trong và ngoài nước như: Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Viện Nghiên cứu Giống và CNSH-Viện Khoa học Lâm nghiệp; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam;…

Nước ngoài: Bộ môn đang hợp tác với Viện nghiên cứu tài nguyên rừng và môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc…

 

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỘ MÔN

          - Tiếp tục củng cố và xây dựng bộ môn thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết, phát triển; giỏi về chuyên môn, năng động trong hợp tác nghiên cứu. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhiệm vụ hiện tại và tương lai (học vị, học hàm), định hướng nghiên cứu cho từng cán trong các lĩnh vực công nghệ công nghệ tế bào, công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm ăn nấm dược liệu...

- Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy đại học và sau đại học gắn với những nghiên cứu thực tiễn và định hướng nghề nghiệp; Tăng cường xuất bản sách và giáo trình phục vụ đào tạo;

- Phối hợp với các cá nhân, tổ chức trong nước để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao số lượng công trình, bài báo xuất bản. Hợp tác với các tổ chức, cơ quan Quốc tế để mở rộng nghiên cứu và tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ.


Chia sẻ