CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH THÚ Y

12 tháng 4, 2017

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số ……/ĐHLN-ĐT ngày…… tháng 11 năm  2016

của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp)

 

Tên chương trình: Chương trình giáo dục đại học ngành Thú y

Trình độ đào tạo:           Đại học

Ngành đào tạo:     TiếngViệt: Thú y 

                             Tiếng Anh: Veterinary

Mã ngành:            52640101            

Loại hình đào tạo:  Chính quy

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung:

Đào tạo cán bộ khoa học trình độ đại học, có kiến thức cơ bản và chuyên môn
vững chắc, có thái độ lao động nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ, có
khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở
các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản
xuất và dịch vụ trong ngành Thú y.

Mục tiêu cụ thể:

     - Có kiến thức chuyên môn cơ bản về đặc tính sinh hóa của tế bào, tổ chức cơ thể của động vật có xương sống; về sinh lý học, bệnh lý học, dịch tễ học, miễn dịch học thú y và dược lý thú y

     - Kiến thức về các bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, ngoại khoa, sản khoa thường xảy ra trên động vật nuôi.

     - Thực hiện được các nguyên tắc cầm máu, khử trùng và chống nhiễm trùng, mổ và may vết thương.

     - Kỹ thuật huấn luyện đực giống, khai thác tinh dịch, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch, pha chế, bảo quản tinh dịch và kỹ thuật dẫn tinh.

     - Có kỹ năng chẩn đoán bệnh vật nuôi, phòng và điều trị bệnh, tổ chức kiểm soát dịch bệnh động vật. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh và quy trình điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm; Quản lý thuốc thú y, hoá dược và vacxin;  Thực hiện phòng và điều trị các bệnh cơ bản cho vật nuôi; Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực thú y.

     - Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong điều trị và bảo vệ vật nuôi, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái.

II. CHUẨN ĐẦU RA

1. Kiến thức

+ Phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Ứng dụng được kiến thức cơ bản về toán học, sinh học, hóa học nhằm đáp ứng việc tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về: động vật học, sinh lý, hóa sinh, giải phẫu, tổ chức học, bệnh lý học, vi sinh vật thú y vào hoạt động chuyên ngành như chẩn đoán, xét nghiệm và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi - thú y;

+ Ứng dụng được kiến thức về dược lý, dược liệu, độc chất và miễn dịch học làm cơ sở xây dựng biện pháp phòng và trị bệnh động vật đạt hiệu quả cao;

+ Vận dụng được kiến thức về bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, và ký sinh trùng để chẩn đoán, xây dựng quy trình phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi;

+ Ứng dụng được kiến thức về dịch tễ học, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm thú sản, các bệnh truyền lây và Luật Thú y để lựa chọn, đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình phòng, trị bệnh cho vật nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khỏe của con người;

+ Vận dụng thành thạo kiến thức chuyên ngành để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực thú y;

+ Có hiểu biết và kiến thức về kinh doanh, marketing và ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống và các sản phẩm liên quan đến động vật;

+ Vận dụng các kiến thức tổng hợp để thiết kế, triển khai các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thú y, bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

2. Năng lực nghề nghiệp

+ Thực hiện thành thạo các kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng, phi lâm sàng và lấy mẫu bệnh phẩm ứng dụng trong chẩn đoán và phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Sử dụng thành thạo một số máy móc, phương tiện hiện đại trong lĩnh vực chuyên môn thú y;

+ Sử dụng thành thạo các loại vacxin, thuốc và hóa dược trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi;

+ Lập kế hoạch, chủ trì tổ chức tư vấn chuyên môn, huấn luyện, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi; tổ chức, điều hành phòng khám thú y và trang trại chăn nuôi;

+ Kiểm soát giết mổ, kiểm tra các sản phẩm động vật theo quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh bệnh truyền lây giữa người và động vật;

+ Có khả năng đề xuất và triển khai các ý tưởng nghiên cứu chuyên môn; chủ động học và tự học tập nâng cao kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y;

+ Nhận biết trách nhiệm, tác động của nghề nghiệp đối với sức khỏe và môi trường, yêu cầu của xã hội đối với ngành thú y.

+ Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng về thú y để chủ động đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả cho vật nuôi;

+ Có kỹ năng tự lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp và đánh giá kết quả công việc chuyên môn về thú y được giao;

+ Có kỹ năng hình thành nhóm liên kết làm việc, có khả năng quản lí và lãnh đạo nhóm công tác có hiệu quả;

+ Có kỹ năng thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực thú y, sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện thoại, thư tín);

3. Kỹ năng

3.1. Kỹ năng cứng:

      + Thực hiện đúng Quy trình chăn nuôi đảm bảo vật nuôi khoẻ mạnh, sản phẩm vệ sinh và an toàn.

     + Phân biệt được các hiện tượng sinh lý trên một số động vật nuôi phổ biến.

     + Nhận biết được sự thành thục của gia súc, chẩn đoán lâm sàng được gia súc mang thai và các bệnh sinh sản.

     + Chẩn đoán được bệnh bằng các kỹ thuật lâm sàng, phi lâm sàng và đề ra các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả.

      + Sử dụng thành thạo một số máy móc, phương tiện hiện đại trong lĩnh vực thú y

     + Tổ chức, điều hành phòng khám thú y và trang trại chăn nuôi

     + Sản xuất và quản lý hoạt động kinh doanh các loại thuốc thú y, vắc xin và một số chế phẩm sinh học dùng trong thú y

     + Thực hiện thành thạo, đúng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo cho lợn, bò.

     + Thực hiện phẫu thuật an toàn, khả năng nhiễm trùng thấp.

     + Tổ chức công tác kiểm dịch động vật, các sản phẩm động vật theo quy định của luật thú y về vệ sinh an toàn thực phẩm

     + Đề xuất và triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp bộ, cấp nhà nước và các ý tưởng nghiên cứu chuyên môn

     + Lập kế hoạch, chủ trì, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi

3.2. Kỹ năng mềm

+ Kỹ năng cá nhân: Kỹ năng tự học, làm việc chăm chỉ, tự tin, thích ứng với công việc và những thay đổi trong công việc, kỹ năng hòa nhập với môi trường và đồng nghiệp, kỹ năng lắng nghe, quan sát, diễn giải nội dung, đặt câu hỏi.

+ Kỹ năng làm việc theo nhóm: Kỹ năng làm việc theo nhóm, xây dựng và điều hành nhóm, liên kết các nhóm.

+  Kỹ năng phân tích, tư duy sáng tạo, linh hoạt: Kỹ năng đánh giá hiệu suất công việc, kỹ năng tư duy phân tích.

+ Kỹ năng thuyết trình: Có khả năng thuyết trình lưu loát, kỹ năng giao tiếp tốt.

4. Yêu cầu về thái độ

          + Biết tư duy sáng tạo và luôn học tập cập nhật, đổi mới kiến thức, có trách nhiệm, trung thực, chính xác và hiệu quả trong công việc.

          + Lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, khiêm tốn. Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, đam mê, sáng tạo.

          + Trung thực, kỷ luật trong công tác, tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có thái độ cởi mở, thân tình với đồng nghiệp.

          + Thực hiện theo quy định của pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

5. Yêu cầu về ngoại ngữ

          Sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y vật đạt trình độ tiếng Anh A trở lên hoặc các chứng chỉ Quốc tế tương đương hoặc cao hơn.

6. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thú y có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Hoạt động kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và dịch vụ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi thú y;

+ Hành nghề thú y (phòng mạch, điều trị tự do);

+ Quản lí trang trại (kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi);

          + Quản lí dịch bệnh động vật (cán bộ quản lí, kiểm dịch viên tại các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực thú y);

+ Khuyến nông (tư vấn, đào tạo, tập huấn về thú y);

+ Nghiên cứu trong lĩnh vực thú y (viện, trung tâm và công ty);

+ Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

+ Học cao học chuyên ngành Thú y, Chăn nuôi, Thủy sản;

+ Các chương trình đào tạo tiến sĩ: Bệnh lý học và chữa bệnh động vật, Dịch tễ học thú y, sinh sản và bệnh sinh sản gia súc;

+ Các chương trình tập huấn chuyên môn về thú y;

+ Các chương trình, dự án nghiên cứu.

III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 4,5 năm

IV. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA: 144 tín chỉ

V. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH.  

- Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tuyển sinh khối A, A1, B, D1 theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VI. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Chương trình đào tạo được tổ chức theo học chế tín chỉ và thực hiện theo văn bản số 17/VBHN-BGD&ĐT, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

VII. THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

Thang điểm 10 được dùng để đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được lấy tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm học phần là tổng điểm trung bình (có trọng số theo các điểm bộ phận) và được  chuyển thành điểm chữ để phân loại như sau:

  1. Loại đạt:

Thang điểm 10

Thang điểm 4

Điểm chữ

Điểm số

Từ       8,5     đến     10

A

4,0

Từ       7,8     đến     8,4

B+

3,5

Từ       7,0     đến     7,7

B

3,0

Từ       6,3     đến     6,9

C+

2,5

Từ       5,5     đến     6,2

C

2,0

Từ       4,8     đến     5,4

D+

1,5

Từ       4,9     đến     4,7

D

1,0

 

  1. Loại không đạt: F (dưới 4,0 điểm)
  2. Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các ký hiệu sau:

I – Chưa đủ dữ liệu đánh giá

X- Chưa nhận được kết quả thi

Đối với những học phần mà Nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng ký hiệu R viết kèm theo kết quả.

VIII. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

 

TT

 

Tên học phần

 

Số TC

Loại giờ tín chỉ

Điều kiện tiên quyết

Lên lớp

TN/TH

LT

BT/TL

BTL

TC

TT

TC

TT

TC

TT

TC

TT

A

Kiến thức GDĐC

42

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Các học phần bắt buộc

38

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin

5

60

60

15

30

 

 

 

 

 

2

Tư tưởng HCM

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

3

Đường lối cách mạng của Đảng CSVN

3

35

35

10

20

 

 

 

 

 

4

Tiếng Anh HP1

4

60

60

 

 

 

 

 

 

 

5

Tiếng Anh HP2

3

45

45

 

 

 

 

 

 

4

6

Tiếng Anh HP3

3

45

45

 

 

 

 

 

 

5

7

Tiếng Anh HP4

2

30

30

 

 

 

 

 

 

6

8

Tin học đại cương

3

30

30

 

 

 

 

15

30

 

9

Hóa phân tích

2

22

22

 

 

 

 

8

16

 

10

Sinh học đại cương

2

22

22

 

 

 

 

8

16

 

11

Xác suất thống kê

3

35

35

10

20

 

 

 

 

 

12

Pháp luật đại cương

2

30

30

 

 

 

 

 

 

 

13

Sinh học phân tử

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

14

Sinh học động vật

2

20

20

10

20

 

 

 

 

 

15

Giáo dục thể chất

QĐ của Bộ GD&ĐT

16

GD quốc phòng

QĐ của Bộ GD&ĐT

II

Các học phần tự chọn

4/10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Kỹ năng giao tiếp

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

18

Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

19

Sinh thái nông nghiệp

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

20

Quản lý trang trại

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

21

Quản trị bán hàng

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

B

Kiến thức GDCN

    84

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Kiến thức cơ sở ngành

31

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

Các học phần bắt buộc

27

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Giải phẫu động vật

3

30

30

 

 

 

 

15

30

 

23

Tổ chức và phôi thai học

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

24

Sinh lý động vật

3

30

30

5

10

 

 

10

20

14

25

Dinh dưỡng động vật

2

25

25

 

 

 

 

5

10

 

26

Dược lý thú y

3

30

30

 

 

 

 

15

30

 

27

Dược liệu thú y

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

28

Vi sinh vật thú y

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

29

Miễn dịch học

3

30

30

15

30

 

 

 

 

28

30

Hoá sinh đại cương

2

25

25

 

 

 

 

5

10

 

31

Di truyền động vật

2

20

20

10

20

 

 

 

 

10

32

Ứng dụng công nghệ sinh học trong thú y

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

33

Thực tập dược thú y

1

 

 

 

 

 

 

15

30

26

I.2

Các học phần tự chọn

4/12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

34

Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành

2

20

20

5

10

5

10

 

 

 

35

Marketing căn bản

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

36

Kinh tế nông nghiệp

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

37

Khuyến nông

2

25

25

 

 

 

 

5

10

 

38

Sinh hóa động vật

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

39

Tiếng Anh chuyên ngành

2

20

20

10

20

 

 

 

 

 

II

Kiến thức ngành

53

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.1

Các học phần bắt buộc

49

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40

Bệnh lý học thú y

2

25

25

5

10

 

 

 

 

24

41

Phương pháp thí nghiệm vật nuôi

3

25

25

 

 

20

40

 

 

 

42

Độc chất học

2

20

20

 

 

 

 

10

20

26

43

Chẩn đoán bệnh thú y

2

20

20

 

 

 

 

10

20

22

44

Bệnh truyền nhiễm thú y

3

45

45

 

 

 

 

 

 

40

45

Thực hành Bệnh truyền nhiễm thú y

2

 

 

 

 

 

 

30

60

44

46

Ngoại khoa thú y

2

15

15

 

 

 

 

15

30

40

47

Ký sinh trùng thú y

3

30

30

 

 

 

 

15

30

40

48

Bệnh nội khoa thú y

3

30

30

 

 

 

 

15

30

40

49

Bệnh sản khoa

2

20

20

 

 

 

 

10

20

40

50

Luật thú y

2

30

30

 

 

 

 

 

 

 

51

Vệ sinh thú y

2

20

20

 

 

 

 

10

20

28

52

Dịch tễ học thú y

2

20

20

 

 

 

 

10

20

43

53

Giải phẫu bệnh

3

30

30

 

 

 

 

15

30

40

54

Thực hành thú y cơ sở

2

 

 

 

 

 

 

30

60

40

55

Chăn nuôi lợn

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

56

Chăn nuôi gia cầm

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

57

Chăn nuôi trâu bò

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

58

Thực hành thú y trang trại

4

 

 

 

 

 

 

60

120

40

59

Công nghệ sinh sản

2

20

20

 

 

 

 

10

20

31

60

Kiểm nghiệm thú sản

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

II.2

Các học phần tự chọn

4/14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

61

Thức ăn chăn nuôi

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

62

Bệnh dinh dưỡng

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

63

Chọn và nhân giống vật nuôi

2

20

20

 

 

 

 

10

10

 

64

Bệnh chó mèo

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

65

Bệnh thú hoang dã

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

66

Vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

67

Quản lý dịch bệnh trên đàn gia súc

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

C

Thực tập nghề nghiệp                                                                    

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

68

Thực tập  Nghề nghiệp 1

3

 

 

 

 

 

 

45

90

54

69

Thực tập Nghề nghiệp 2

5

 

 

 

 

 

 

75

150

58

D

Tốt nghiệp

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

70

Khóa luận tốt nghiệp 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

144

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY DỰ KIẾN THEO HỌC KỲ

Học kỳ 1

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin

5

2

Tiếng Anh HP 1

4

3

Sinh học đại cương

2

4

Tin học đại cương

3

5

Hóa phân tích

2

6

Giáo dục thể chất

7

GD quốc phòng

 

Cộng

16

 

Học kỳ 2

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Đường lối cách mạng của Đảng CSVN

3

2

Tiếng Anh HP 2

3

3

Sinh học phân tử

2

4

Xác suất thống kê

3

5

Tự chọn GDDC (A-II)

4

6

Pháp luật đại cương

2

7

Giáo dục thể chất

8

GD quốc phòng

 

Cộng

17

Học kỳ 3

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Tư tưởng HCM

2

2

Tiếng Anh HP 3

3

3

Sinh học động vật

2

4

Giải phẫu động vật

3

5

Tổ chức và phôi thai học

2

6

Sinh lý động vật

3

7

Vi sinh vật thú y

2

8

Giáo dục thể chất

 

Cộng

17

 

Học  kỳ 4

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Tiếng Anh HP 4

2

2

Miễn dịch học

3

3

Dược lý thú y

3

4

Dược liệu thú y

2

5

Sinh hoá đại cương

2

6

Dinh dưỡng động vật

2

7

Thực tập dược

1

8

Tự chọn GDCN (B-I.2)

2

 

Cộng

17

Học kỳ 5

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Ứng dụng công nghệ sinh học trong thú y

2

2

Di truyền động vật

2

3

Bệnh lý học thú y

2

4

Độc chất học

2

5

Phương pháp thí nghiệm vật nuôi

3

6

Chẩn đoán bệnh thú y

2

7

Ngoại khoa thú y

2

8

Tự chọn GDCN (B-I.2)

2

 

Cộng

17

Học kỳ 6

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Bệnh truyền nhiễm thú y

3

2

Thực hành Bệnh truyền nhiễm thú y

2

3

Ký sinh trùng thú y

3

4

Bệnh nội khoa thú y

3

5

Bệnh sản khoa

2

6

Vệ sinh thú y

2

7

Tự chọn GDCN (B-II.2)

2

 

Cộng

17

Học kỳ 7

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Luật thú y

2

2

Dịch tễ học thú y

2

3

Giải phẫu bệnh

3

4

Thực hành thú y cơ sở

2

5

Tự chọn GDCN (B-II.2)

2

6

Công nghệ sinh sản

2

7

Thực tập nghề nghiệp 1

3

 

Cộng

16

Học kỳ 8

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Chăn nuôi lợn

2

2

Chăn nuôi gia cầm

2

3

Chăn nuôi trâu bò

2

4

Thực hành  thú y trang trại

4

5

Kiểm nghiệm thú sản

2

6

Thực tập nghề nghiệp 2

5

 

Cộng

17

Học kỳ 10

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Tiểu luận Thi TN hoặc khoá luận TN

10

 

Cộng

10

X. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

        -  Chương trình đào tạo ngành thú y bao gồm 144 tín chỉ, sinh viên phải tích lũy đủ khối lượng tín chỉ của ngành học mới đủ điều kiện để xét tốt nghiệp;

        -  Sau khi học xong các học phần cốt lõi của ngành học, sinh viên có thể chọn một trong các lĩnh vực chuyên sâu của ngành để học và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp hoặc tiểu luận tốt nghiệp cùng với học thêm 5 tín chỉ ở các học phần tự chọn kiến thức ngành;

        -  Quá trình thực tập nghề nghiệp sẽ bao gồm 4 đợt, mỗi đợt gồm từ 1 - 7 tín chỉ, dự kiến bố trí vào các học kỳ 5, 6, 7, 8 và học kỳ 9, trước khi làm khóa luận tốt nghiệp;

        - Toàn bộ khóa học là 4,5 năm được chia làm 10 học kỳ. Mỗi học kỳ bố trí 16 - 18 tuần học lý thuyết, 2- 3 tuần ôn thi hết môn.

 

Viện công nghệ sinh học

Ban xây dựng

 

 


Chia sẻ